SD việt nam thi công dự án Đường sắt trên cao, tuyến Cát Linh – Hà Đông

12/10/2022
Đánh giá project

Thông tin dự án

  • Tên dự án: Đường sắt trên cao, tuyến Cát Linh – Hà Đông
  • Địa điểm xây dựng: Yên Nghĩa - Hà Đông, Hà Nội
  • Quy mô đầu tư/ giá trị hợp đồng: 22,328,589,000 vnđ
  • Chủ đầu tư/ Tổng thầu: "Thầu chính gói thầu số 1 (EPC) TK cung cấp TBVT và XL dự án ĐSĐT Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông"
  • Hoạt động xây dựng: Lắp đặt Trạm Biến Áp, các tủ điện của các nhà ga và khu gian ngoài trạm biến áp kéo dẫn ga Hà Đông – ga Yên Nghĩa – khu Depot (Đoạn trên cao tuyến ra vào) hạng mục cấp điện
  • Thời gian triển khai: 2020-2021

SD việt nam thi công dự án đường sắt trên cao Cát Linh- Hà Đông. đảm nhận gói thầu lắp đặt trạm biến áp, các tủ điện của các nhà ga và khu gian ngoài trạm biến áp kéo dẫn ga Hà Đông – ga Yên Nghĩa – khu Depot (Đoạn trên cao tuyến ra vào) hạng mục cấp điện cho depot và nhà ga.

Thông tin thêm:

Tuyến số 2A: Cát Linh – Hà Đông là một tuyến đường sắt đô thị thuộc hệ thống mạng lưới Đường sắt đô thị Hà Nội, được đầu tư xây dựng bởi Bộ Giao thông Vận tải và vốn vay ODA của Trung Quốc ký năm 2008. Được khởi công xây dựng từ tháng 10 năm 2011, toàn tuyến có tổng chiều dài là 13,05 km với 12 ga trên cao, với hướng tuyến từ ga Cát Linh ở quận Đống Đa và kết thúc ở ga Yên Nghĩa ở quận Hà Đông. Ngoài thiết kế ban đầu, Bộ Giao thông Vận tải còn có dự định kéo dài tuyến thêm 20 km từ ga Yên Nghĩa tới Xuân Mai trong tương lai.

Nhà ga vành đai 3- Thanh Xuân - Hà Nội
Nhà ga vành đai 3- Thanh Xuân – Hà Nội

Dự án có tổng mức đầu tư ban đầu là 8.770 tỷ đồng. Sau nhiều lần điều chỉnh và đội vốn do chậm trễ tiến độ, dự án có tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (22.521 tỷ VND), trong đó, phần vốn vay Trung Quốc là 669,62 triệu USD (hơn 15.579 tỷ VND). Do trong quá trình thi công và thử nghiệm còn gặp nhiều rào cản, dự án đã có 8 lần thay đổi tiến độ hoàn thành và khai thác thương mại. Dự kiến bắt đầu khai thác từ 2015, tuy nhiên vì những vấn đề về chậm giải phóng mặt bằng của chính quyền Hà Nội, tính hợp tác với nhà thầu là Tập đoàn Xây dựng đường sắt số 6 Trung Quốc, và tính bất cập trong công tác nghiệm thu (xây dựng theo công nghệ Trung Quốc nhưng Hà Nội lại muốn nghiệm thu theo công nghệ Châu Âu) nên đến tháng 11/2021 tuyến đường sắt này mới chính thức bắt đầu khai thác thương mại.

Ngày 29 tháng 10 năm 2021, 9 thành viên Hội đồng kiểm tra Nhà nước đã chấp thuận đồng ý kết quả nghiệm thu có điều kiện, đưa công trình đường sắt đô thị tuyến 2A vào khai thác giai đoạn đầu. Vào lúc 7 giờ ngày 6 tháng 11 năm 2021, tuyến 2A chính thức bắt đầu khai thác thương mại sáng cùng ngày và sẽ được miễn phí 15 ngày đầu tàu chạy.

Nguồn: Wikipedia